VIÊM ÂM ĐẠO DO NẤM
1. Viêm âm đạo:
Viêm âm đạo là một hội chứng lâm sàng đặc trưng bởi sự thay thế chủng vi khuẩn lactobacillus bình thường trong âm đạo bởi những vi khuẩn kỵ khí trong đó có nấm candida albicans.
Nấm candida albicans là một lọai nấm men xuất hiện trong đường tiểu, âm hộ, âm đạo, hệ tiêu hóa.
2. Tần suất mắc bệnh:
Candida albicans có trong dịch âm đạo của 20-50% phụ nữ khỏe mạnh không triệu chứng.
- 75% phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ từng mắc một lần.
- 10-20% phụ nữ bị viêm âm hộ, âm đạo, do nấm tái phát.
- Ít gặp ở phụ nữ trong độ tuổi mãn kinh.
3. Sinh bệnh học:
80-92% các trường hợp do nấm candida albicans.
Một vài nghiên cứu ghi nhận có sự gia tăng tần suất các chủng candida species khác, đặc biệt candida glabrata có thể do:
- Khi sử dụng thuốc không kê toa.
- Sử dụng nhóm azoles kéo dài.
4. Yếu tố nguy cơ:
- Đái tháo đường: do kiểm soát đường huyết kém.
- Kháng sinh: 1/3-1/4 phụ nữ nhiễm nấm âm đạo trong và sau đợt điều trị có sử dụng kháng sinh.
- Sử dụng nội tiết thay thế (khi nồng độ Estrogen tăng cao).
- Sử dụng các loại thuốc có chứa nonsteroid.
- Suy giảm miễn dịch.
- Vệ sinh không đúng cách.
- Chế độ dinh dưỡng không tốt.
- Có sự gia tăng tần suất nhiễm nấm âm đạo ở phụ nữ mới bắt đầu quan hệ tình dục.
- Bạn tình của người phụ nữ nhiễm nấm có nguy cơ nhiễm nấm cao.
5. Triệu chứng lâm sàn:
NGỨA:
- Ngứa âm hộ, âm đạo.
- Đôi khi có cảm giác nóng rát tiểu rắt hoặc đau khi giao hợp.
- Âm hộ và niêm mạc âm đạo viêm đỏ.
HUYẾT TRẮNG:
- Màu trắng đục.
- Vón cục lợn cợn đóng thành mảng giống sữa đông.
- Bám vào thành âm đạo .
6. Cận lâm sàn:
PH âm đạo: 3.8-4.6
Soi tươi huyết trắng
- Thấy có sợi tơ nấm hoặc bào tử nấm
- Dễ thấy hơn nếu nhỏ thêm một gjọt KOH 10% vào bệnh phẩm
Cấy nấm
Thực hiện trên những bệnh nhân có triệu chứng dai dẳng hoặc tái phát.
Sẽ cho biết chủng của nấm giúp lựa chọn đúng thuốc kháng nấm điều trị.
7. Lưu ý khi điều trị:
- Không nên quan hệ tình dục trong thời gian hỗ trợ điều trị.
- Phải đặt thuốc liên tục trong các ngày được chỉ định.
Trường hợp thuốc bể, vỡ hoặc không thể đưa thuốc vào sâu trong âm đạo thì cần thay thế một viên khác (có thể đến các trung tâm y tế hoặc bệnh viên để nhờ bác sĩ vệ sinh và đặt thuốc giúp nếu không tự làm được)
- Khi thấy những dấu hiệu ngứa ngáy và khí hư bất thường cũng như các dấu hiệu bất thường khác của bệnh hãy lập tức đến gặp bác sĩ phụ khoa để được tham khám tư vấn và kê đơn thuốc
- Uống thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Tránh để tình trạng lâu ngày không chữa bệnh trở nên nặng, quá trình chữa trị kéo dài hơn, phức tạp hơn và cũng như khả năng tái phát về sau cao hơn.
CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI:
1/ Những dấu hiệu nào cho biết phụ nữ bị nhiễm nấm âm đạo?
Bình thường ở cổ tử cung và âm đạo có một chất dịch trắng trong hơi đục hoặc như long trắng trứng, lượng ít không chảy ra bên ngoài đó là dịch sinh lý, dịch này có PH = 3.8-4.6 tạo nên môi trường bảo vệ cho âm đạo, chống lại nhiễm khuẩn.
Tuy nhiên, khi phụ nữ bị nhiễm nấm âm đạo sẽ xuất hiện các dấu hiệu sau:
- Ngứa nhiều vùng âm hộ - âm đạo.
- Khí hư màu trắng đục như váng sữa nhiều hoặc ít.
- Khí hư đóng thành mảng dày bám vào thành âm đạo.
- Có thể kèm tiểu khó, đau rát khi giao hợp.
- Âm hộ-âm đạo viêm đỏ, có thể bị trầy xước do gãi, nặng hơn sẽ viêm cả vùng tầng sinh môn và bẹn.
2/ Cách dự phòng nhiễm nấm âm đạo hiệu quả nhất là gì?
- Vệ sinh phụ khoa sạch sẽ và đúng cách.
- Không thụt rữa âm đạo và không dùng các loại thuốc xịt âm đạo.
- Giữ âm đạo luôn khô thoáng và sạch sẽ.
- Mặc quần lót đúng tiêu chuẩn và giặt phơi duới ánh nắng mặt trời.
- Cần đi khám phụ khoa định kỳ 3 tháng/1 lần.
- Khi bị viêm nhiễm không tự ý mua thuốc sử dụng mà chưa được sự hướng dẫn của Bs phụ khoa.
- Trong quá trình điều trị viêm âm đạo cần kiêng quan hệ tình dục.
Nấm âm đạo hoàn toàn có thể phòng ngừa được. Vì vậy, mỗi phụ nữ tự tìm cho mình cách phòng bệnh hiệu quả nhất để nói không với viêm nhiễm âm đạo.
Các tin khác
- BIẾN CHỨNG COVID-19 NẶNG VÌ KHÔNG BIẾT MÌNH CÓ BỆNH NỀN
- TẦM QUAN TRỌNG CỦA KHÁM SỨC KHỎE HẬU COVID-19
- 8 ĐIỀU CẦN LƯU Ý ĐỂ PHÒNG TRÁNH COVID-19 TẠI NƠI LÀM VIỆC
- PHÂN BIỆT TEST NHANH KHÁNG NGUYÊN VÀ XÉT NGHIỆM RT-PCR