HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH
Một trong những bệnh lý đường ruột thường gặp nhất ở nước ta cũng như trên thế giới là hội chứng ruột kích thích (HCRKT). Hội chứng ruột kích thích, còn có tên gọi khác là hội chứng đại tràng kích thích hay viêm đại tràng co thắt, là một loại bệnh về đường ruột nhưng không liên quan đến các tổn thương về đường ruột như viêm ruột, thủng ruột,…
TỶ LỆ MẮC BỆNH CAO
Tỷ lệ mắc bệnh từ 5% - 20% dân số, tỷ lệ này thay đổi theo từng nghiên cứu, theo từng vùng dân cư. Tỷ lệ nữ mắc gấp hai lần nam giới, hoàn cảnh xã hội có ảnh hưởng tới sự phát sinh của HCKT. Bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống, bệnh kéo dài làm người bệnh luôn lo lắng căng thẳng mất ngủ, luôn luôn lo sợ bị các bệnh hiểm nghèo khác của ruột.
Có nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh HCRKT là rối loạn chức năng của ống tiêu hóa nhưng biểu hiện chủ yếu là các triệu chứng của đại tràng. Thomson W.D. (1990) đã định nghĩa: Các rối loạn chức năng của ruột tái đi tái lại nhiều lần mà không tìm thấy các tổn thương về giải phẫu, tổ chức học, sinh hóa ở ruột gọi là HCRKT (irritable bowel sydrome - HCRKT).
TRIỆU CHỨNG THƯỜNG GẶP
1. Đặc tính đau trong HCRKT:
- Thường di chuyển, ít khi khu trú
- Có thể không thường xuyên
- Cường độ và tính đau rất thay đổi
- Thường tăng sau ăn (80%), nhất là buổi sáng
- Gia tăng khi có stress
- Thường giảm khi trung tiện hoặc đi tiêu (67%)
- Ít khi xảy ra về đêm
2. Các triệu chứng khác ngoài đường tiêu hóa:
- Tim mạch: mệt mỏi, hồi hộp, đau ngực, nóng bừng mặt, chóng mặt
- Thần kinh – cảm giác: nhức đầu, dị cảm, mất ngủ, rối loạn vị giác, trầm cảm
- Tiết niệu: tiểu khó, tiểu gấp
- Cơ: đau cơ, đau lưng
- Phụ khoa: rối loạn kinh nguyệt
3. Yếu tố thúc đẩy:
- Stress
- Khởi phát sau khi ăn hay uống 1 loại thực phẩm nào đó: trái cây, chocolat, rượu, bia, cà phê, sữa …
- Nhiễm trùng tiêu hóa cấp hoặc dùng kháng sinh
CƠ CHẾ BỆNH SINH CỦA HCRKT
- Đa yếu tố: Thức ăn – Tâm lý – Nhiễm trùng – Di truyền – Tăng nhạy cảm nội tạng – Rối loạn vận động
1. Cơ chế bệnh sinh chính: Rối loạn vận động
- Co thắt cơ trơn làm thay đổi vận động của ruột
+ Gia tăng phản xạ dạ dày – đại tràng
+ Thay đổi tống xuất ở dạ dày
+ Tăng co thắt ruột non và vận chuyển ở ruột
+ Gia tăng TC khi có thức ăn và stress
- Thay đổi về hấp thu và bài tiết ở ruột
+ Có thể có những bất thường vế thói quen đi cầu
2. Yếu tố tâm lý:
- HCRKT không hẳn là bệnh có căn nguyên từ tâm lý/ tâm thần
- ½ số bệnh nhân khởi phát bệnh sau stress và bị nặng lên do các yếu tố tâm lý
- Bệnh kéo dài có thể dẫn đến những thay đổi về tâm lý/tâm thần à vòng luẩn quẩn
3. Yếu tố nhiễm trùng: HCRKT sau nhiễm trùng tiêu hóa
4. Yếu tố di truyền:
- Ở các cặp sinh đôi cùng trứng, tỉ lệ cùng bị HCRKT tăng gấp 2-3 lần
- Trong gia đình có nhiều người cùng bị HCRKT và khó tiêu chức năng
Các tin khác
- BIẾN CHỨNG COVID-19 NẶNG VÌ KHÔNG BIẾT MÌNH CÓ BỆNH NỀN
- TẦM QUAN TRỌNG CỦA KHÁM SỨC KHỎE HẬU COVID-19
- 8 ĐIỀU CẦN LƯU Ý ĐỂ PHÒNG TRÁNH COVID-19 TẠI NƠI LÀM VIỆC
- PHÂN BIỆT TEST NHANH KHÁNG NGUYÊN VÀ XÉT NGHIỆM RT-PCR