Bạn cần biết!
Trả lời
Khi ăn một lượng lớn chất béo bao gồm cả những chất béo có lợi cho sức khỏe cũng góp phần gây tăng cân. Chất béo là chất cung cấp năng lượng cao nhất hơn bất kỳ các chất khác, vì vậy ăn ít chất béo sẽ giúp giảm cân.
Ăn ít chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Vì vậy, một chế độ ăn uống có ít chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa, nhưng bao gồm một lượng vừa phải chất béo không bão hòa sẽ giúp bạn luôn khỏe mạnh.
· Chất béo bão hòa: ăn một lượng lớn gây tăng nguy cơ bệnh tim mạch và tăng nồng độ cholesterol trong máu. Chất béo này tồn tại ở dạng rắn ở nhiệt độ phòng như: bơ, sữa nguyên kem, pho mát, các loại mỡ động vật mỡ bò, mỡ heo, mỡ gà đặc biệt là da gà, xúc xích, bơ thực vật, dầu cọ, dầu dừa, các loại thức ăn nhanh như khoai tây chiên, hamburger...
· Chất béo chuyển hóa là những chất béo không bão hòa đã được xử lý, có tác hại giống như chất béo bão hòa. Ăn nhiều chất béo chuyển hóa sẽ làm tăng lượng cholesterol “xấu” (LDL-cholesterol) và làm giảm lượng cholesterol “tốt” (HDL-cholesterol) trong cơ thể, là yếu tố nguy cơ chính gây bệnh xơ vữa động mạch. Chất béo này được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm đóng gói, bơ động vật và bơ thực vật.
· Chất béo không bão hòa là một phần quan trọng trong chế độ ăn khỏe mạnh. Những chất béo này làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch và làm giảm nồng độ cholesterol xuống thấp. Có hai loại chính của chất béo không bão hòa bao gồm:
- Chất béo không bão hòa đa: chất béo Omega-3 tìm thấy trong cá đặc biệt là dầu cá và chất béo Omega-6 tìm thấy trong dầu đậu nành.
- Chất béo không bão hòa đơn: tìm thấy trong dầu oliu, trái bơ, hạt điều, hạt hạnh nhân.
Các tin khác
- Thưa bác sĩ, người bị đa nang buồng trứng ăn uống như thế nào?
- Thưa bác sĩ, độ tuổi nào thường gặp nhất hội chứng đa nang buồng trứng? Có phải phần lớn những người béo phì mắc phải hội chứng buồng trứng đa nang? Cho đến nay có loai thuốc nào điều trị dứt điểm chứng BTĐN?
- Thưa bác sĩ, tại sao nói buồng trứng là thủ phạm chính gây vô sinh của nữ?
- Tôi đã từng bị viêm nhiễm nấm, tạp khuẩn âm đạo. Tuy nhiên sau khi điều trị một thời gian tôi vẫn bị tái phát viêm nhiễm. Làm thế nào để tránh tình trạng bị tái phát bệnh không thưa bác sĩ?